Gà chọi sẽ trải qua nhiều vụ thay lông trong đời, thay lông 1 rồi thay lông 2. Mỗi lần thay lông gà đều cần sự chăm sóc riêng biệt. Cách chăm sóc gà chọi thay lông 2 theo nhiều người đáng giá là khá cầu kỳ, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Điều này đồng nghĩa với việc những anh em lính mới còn non tay sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn. Nhưng hãy yên tâm, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng đơn giản nếu anh em dành thời gian theo dõi hết bài viết dưới đây của chúng tôi.
TÓM TẮT
Cách chăm sóc gà chọi thay lông 2 – Tác dụng của vần gà
Vần gà chính là một khâu không thể thiếu được trong quy trình chăm sóc gà chọi thay lông 2. Nhiều người nghĩ lúc gà thay lông cơ thể sẽ mệt mỏi, theo đó cần được nghỉ ngơi. Vậy tại sao lại cho vần? Thực ra không nên cho gà nghỉ ngơi hoàn toàn như vậy sẽ làm gà trở nên ì ạch chậm chạp. Có thể cho vần ở một mức độ nhẹ nhàng phù hợp thì vẫn sẽ tốt hơn cả.
Tác dụng cụ thể của việc làm này sẽ có ở phần dưới đây.
Tăng cường sức khỏe, giúp cơ bắp săn chắc hơn
Lợi ích chính của việc vần gà mang lại đó là giúp cho gà chọi có sức khỏe tốt hơn, tăng cường sự dẻo dai cũng như độ rắn chắc của cơ bắp. Đây là thời kỳ gà đang phát triển tương đối tốt, việc vần gà hợp lý đúng cách sẽ rất có lợi. Sức chiến đấu, khả năng chịu đòn nhờ đó sẽ tăng lên.
Làm cho da gà đỏ và dày hơn
Vần gà sẽ có tác động trực tiếp đến phần da của gà. Da sẽ dày hơn, đỏ hơn và có độ đàn hồi tốt hơn. Nhờ đó không chỉ vẻ đẹp thẩm mỹ của gà được nâng cao mà còn tăng khả năng chịu đòn cho gà. Với những pha tấn công không quá nguy hiểm của đối phương sẽ không thể làm tổn thương phần da gà. Những trầy xước trên da cũng sẽ nhanh liền hơn. Lớp da dày sẽ bảo vệ gà tốt hơn trong mọi tình huống. Tạo thành một lớp lá chắn vững chắc, ngăn một số vi khuẩn tấn công gây bệnh, do đó gà cũng ít ốm bệnh hơn.
Cách chăm sóc gà chọi thay lông 2 – Cách vần gà chi tiết
Anh em mới tập chơi gà, sẽ có tâm lý sợ sệt khi vần gà vào thời kỳ này. Sợ vần không đúng cách sẽ làm hỏng gà. Đừng quá lo lắng, chỉ cần anh em nắm rõ các nguyên tắc dưới đây thì viêc vần gà vào lúc này sẽ không phải là chuyện quá khó khăn.
Nguyên tắc vần gà
Có 4 nguyên tắc cơ bản mà những người có kinh nghiệm đã đúc rút ra. Những người đi sau cần ghi nhớ và thực hiện theo đúng các nguyên tắc này. Để đảm bảo việc vần gà thu được kết quả tốt nhất
- Gà được vần phải đang ở trạng thái thể lực ổn định. Gà đang ốm hoặc vừa mới khỏi ốm đều không được vần.
- Tiến hành vần theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên gà đang trong giai đoạn thay lông thì cũng không nên vần nhiều và quá phức tạp. Ưu tiên những bài vần nhẹ nhàng. Nói chung ở giai đoạn này các sư kê vừa vần gà vừa phải quan sát biểu hiện của chúng để áp dụng các bài tập cho phù hợp.
- Kết hợp linh hoạt giữ các bài vần với nghỉ ngơi hợp lý, để gà có thời gian hồi phục sức khỏe được tốt nhất.
- Các sư kê phải đặc biệt kiên nhẫn với gà ở giai đoạn này. nóng vội sẽ làm hỏng gà.
Các bước vần gà cụ thể
Gà ở vụ lông 2 đã có sự phát triển tương đối toàn diện. Gà khỏe mạnh và cứng cáp hơn do đó không cần phải cho gà nghỉ ngơi như ở vụ một mà có thể kết hợp các bài tập nhẹ nhàng. Vừa giúp gà dạn dĩ hơn vừa tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Cho gà vần theo kỳ, tốt nhất là kết hợp 4 kỳ vần hơi và vần đòn. Ngoài ra có thể cho gà chạy lồng, chạy thể lực để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của gân cơ trong 3 đến 5 ngày.
- Kỳ thứ nhất: Đây là bài vần đòn đầu tiên vì thế chỉ nên cho gà vần 1 hồ từ 15 đến 20 phút mà thôi. Sau đó cho gà nghỉ ngơi khoảng 1 tuần hoặc hơn. Sau đó tiếp tục cho vần 1 hồ, lần này thời gian có thể tăng lên từ 30 đến 40 phút và lại nghỉ 1 tuần.
- Kỳ thứ 2: Ở thời kỳ này việc vần gà có thể tăng mức độ phức tạp hơn một chút. Do gà đã quen dần với các bài tập. Vần 2 hồ đòn từ 20 đến 25 phút rồi nghỉ 2 đến 3 tuần. Sau đó vần 2 hồ hơi từ 30 đến 40 phút rồi nghỉ 10 ngày, là kết thúc kỳ thứ 2.
- Kỳ thứ 3: Nhịp độ vần vấn tiếp tục được đẩy lên nếu thấy gà có thể đáp ứng được yêu cầu. Vần 3 đến 4 hồ đòn từ 20 đến 25 phút cho nghỉ 3 đến 4 tuần, thực hiện bắn chân 5 phút. Rồi 3 ngày sau vần 4 hồ hơi từ 30 đến 40 phút, nghỉ 10 ngày và lại bắn chân 5 phút. Như vậy là xong kỳ thứ 3.
- Kỳ thứ 4: Ở kỳ cuối cùng thì khoảng 4 ngày sau cho gà chọi bắn chân khoảng 10 phút mới có thể cho ra gà đi đá.
Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc gà chọi vụ lông 2
Qua những gì chúng tôi cung cấp ở phần trên thì anh em cũng có thể thấy cách chăm sóc gà chọi thay lông 2 không phải là việc phức tạp. Chủ yếu là phải thực hiện đúng và đủ các bước và đảm bảo đúng những nguyên tắc nhất định. Không đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và kỹ thuật nhiều. Anh em cứ cẩn thận một chút là ổn thôi.
Để giúp anh em có thể chăm sóc tốt hơn cho gà trong thời kỳ này. Chúng tôi sẽ chỉ ra đây một số vấn đề cần lưu ý. Hãy đọc và vận dụng thật tốt nhé.
- Chuyển gà sang chuồng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo vệ sinh. Để gà có chỗ đi lại, di chuyển thoải mái hơn.
- Kết hợp om bóp rượu nghệ đều đặn để da gà đỏ, đẹp, săn chắc hơn đồng thời giúp gà tăng sức đề kháng. Om bóp vào màu đông thì cần lưu ý sấy khô cho gà để không bị cảm lạnh.
- Đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho gà. Cho gà ăn thức ăn cơm trộn với thóc đã ngâm là tốt nhất.
- Chú ý thực hiện vỗ đờm thường xuyên, cho gà ngâm chân nước lạnh để tăng cường gân, gối. Kết hợp chạy lồng để tăng thể lực.
- Nhỏ mắt thường xuyên cho gà để hạn chế các loại bệnh về mắt rất dễ xuất hiện ở giai đoạn này.
- Tuyệt đối không cho gà đi thi đấu khi đang ở thời kỳ thay lông. Tác hại của việc nóng ruột cho gà thi đấu sớm là rất lớn. Nặng nhất có thể sẽ làm hỏng gà mất gà. Nên anh em cần đặc biệt lưu ý nhé.
Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở phần trên hy vọng đã giúp cho những anh em lính mới củng cố thêm kiến thức về cách chăm sóc gà chọi thay lông 2. Nói chung để tạo ra được một chiến kê tốt đòi hỏi phải tốn khá nhiều công sức. Anh em hãy kiên trì, làm tốt từng giai đoạn để tạo cho chiến kê của mình những bước phát triển thật vững chắc nhé. Chúc anh em thành công.