Kỹ Thuật Tiêm Cho Gà Chọi Hỗ Trợ Phòng Và Điều Trị Bệnh Tại Nhà

Trong chăn nuôi gà đá nếu anh em biết cách tiêm cho gà chọi theo đúng kỹ thuật thì có thể chủ động tiêm phòng và điều trị bệnh tại nhà cho các chiến kê. Mà không cần mất nhiều thời gian đưa gà đến các cơ sở thú ý. Cách tiêm cho gà chọi không khó, anh em muốn thực hiện được kỹ thuật này tại nhà có thể tham khảo thông tin hướng dẫn được Goal123 đưa ra trong phần dưới đây.

Chuẩn bị dụng cụ trước khi tiêm

Dưới đây là các bước chuẩn bị không thể thiếu trước khi tiêm cho gà chọi:

Chuẩn bị xilanh

Các bạn có thể tham khảo một số loại xilanh sau:

  • Xi lanh tự động Thama – 0,75cc: Chuyên dùng để tiêm vacxin, tiêm thuốc phòng bệnh.
  • Xi lanh tiêm gà inox 2cc là dụng cụ thú y thiết kế thông minh, khối lượng nhẹ, dễ dàng sử dụng, độ bền cao.
  • Xi lanh MZA tự động 5cc nhập khẩu từ Đức và có cấu tạo khác biệt so với những loại xi lanh tự động thông thường.
  • Xi lanh Socorex tự động nhập khẩu từ Thụy Sĩ.
  • Xi lanh tự động Thama 0.5cc -5cc. Dễ sử dụng, nhỏ gọn, độ bền cao, ít hỏng hóc.
Tiêm phòng cho gà chọi

Chuẩn bị kim tiêm

Tiêm cho gà chọi chỉ cần kim cỡ 7 và 9. Kim tiêm bắp cần loại dài 2cm. Kim tiêm dưới da là kim ngắn 1cm. Mỗi loại cần chuẩn bị từ 2 đến 3 chiếc để đề phòng gãy hỏng trong quá trình thao tác.

Tiến hành khử trùng dụng cụ

  • Đầu tiên cần cho tất cả các bộ phận của xilanh vào nước sôi khử trùng từ 4 đến 5 phút. Sau đó vớt ra để ráo.
  • Sau đó lắp xilanh vào sao cho kín hơi để khi hút không bị chảy thuốc ra ngoài, xoáy ốc định vị lên đến 0,5 – 1cm. Dùng ngón tay bịt đầu lắp kim tiêm rồi kéo pít tông lên khoảng 2 đến 4cm rồi thả ra. Nếu pít tông kín sẽ tự trả về vị trí ban đầu, nên chưa kín bạn cần điều chỉnh lại ốc định vị.
  • Cuối cùng là gắn kim tiêm và đẩy nhẹ pít tông. Phun dung dịch thuốc hoặc vacxin ra ngoài một vài giọt, làm như thế để đẩy hết không khí ra ngoài. Nếu trong xi lanh còn không khí, khi tiêm gà dễ bị áp xe. 

Hướng dẫn cách tiêm cho gà chọi

Tiêm cho gà sẽ có 2 kiểu tiêm là tiêm bắp và tiêm dưới da. Dưới đây là các bước hướng dẫn: 

Tiêm dưới da cho gà chọi

Phương pháp tiêm này thường dùng để tiêm phòng. Những vị trí có thể áp dụng cách tiêm này là cổ, cánh trong, bụng. Các bạn lưu ý phải khử trùng dụng cụ trước khi tiêm thật kỹ. Chọn loại kim nhỏ để làm gà ít đau, vết thương nhỏ, hạn chế nhiễm trùng.

Kiểm tra thuốc trước khi tiêm, thuốc phải còn hạn sử dụng, lắc thuốc để xem thuốc có tan hết không, nếu thuốc có cặn thì không nên sử dụng mà phải trả lại đơn vị cung ứng.

Thực hiện tiêm theo 3 bước:

  • Bước 1: Sát trùng ngoài da vị trí tiêm cho gà. Dùng 2 ngón tay tóm nhẹ phần da chuẩn bị tiêm.
  • Bước 2: Chọc kim theo chiều từ đầu xuống dưới thân.
  • Bước 3: Đẩy pít tông từ từ cho đến khi hết thuốc.
Có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da

Tiêm bắp cho gà chọi

Tiêm bắp chỉ áp dụng được cho gà đã trưởng thành, gà già. Với gà con, gà tơ không nên áp dụng tiêm bắp. Tương tự tiêm dưới da, các bạn cũng phải khử trùng dụng cụ thật cẩn thận trước khi tiêm. Chọn loại kim nhỏ để gà ít bị đau và hạn chế nhiễm trùng. 

Kiểm tra thuốc trước khi tiêm, thuốc phải còn hạn sử dụng, lắc thuốc để xem thuốc có tan hết không, nếu thuốc có cặn thì không nên sử dụng mà phải trả lại đơn vị cung ứng.

Thực hiện tiêm theo 3 bước:

  • Bước 1: Xác định vị trí vùng bắp thịt để tiêm, có thể là vùng đùi gần bụng hoặc lườn ngực gà. Sát trùng ngoài da vị trí tiêm cho gà. 
  • Bước 2: Chọc kim vào vùng bắp thịt theo góc nghiêng 45 độ.
  • Bước 3: Đẩy pít tông từ từ cho đến khi hết thuốc.

Hướng dẫn xử lý gà chọi bị phản ứng sau tiêm

Sau khi tiêm phòng cũng như tiêm thuốc trị bệnh, bộ y tế và đơn vị sản xuất thuốc đều khuyến cáo về khả năng xảy ra phản ứng. Dưới đây là các biện pháp xử lý nếu xuất hiện dấu hiệu phản ứng.

Phản ứng ở mức độ nhẹ

Gà chọi sau khi tiêm nếu có các phản ứng như mệt mỏi, lười ăn, lười vận động. Thông thường với các phản ứng này chúng ta không cần làm gì nhiều, chỉ để gà được nghỉ ngơi sau 1 đến 2 ngày những biểu hiện này sẽ tự hết.

Khi gà bị áp xe

Trong quá trình tiêm dụng cụ tiêm không được khử trùng cẩn thận, không khí vẫn tồn tại trong xilanh, tiêm sai vị trí hoặc thuốc tiêm không đảm bảo chất lượng…đều có thể dẫn đến tình trạng áp xe sau tiêm cho gà. 

Khi bị áp xe gà sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, tại vị trí tiêm sẽ nổi cục cứng và nóng, dùng tay chạm vào thử sẽ thấy gà có phản ứng do bị đau. Quan sát vị trí bị áp xe dễ dàng nhận thấy vùng da đỏ ửng, sưng phồng, khi chuyển nặng sẽ chảy nước và có mủ.

Có thể cho gà uống kháng sinh và thuốc tiêu viêm. Nhưng nếu ổ áp xe đã quá to thì cần phải chọc và bóp hết mủ ra ngoài, sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn. Kết hợp cho gà uống kháng sinh và tiêu viêm từ 3 đến 5 ngày.

Lưu ý là nếu như gà bị áp xe cũng có nghĩa là vacxin tiêm vào không còn tác dụng, cần theo dõi sức khỏe của gà, đến khi bình phục thì cho tiêm lại từ đầu.

Tiêm bắp chỉ áp dụng cho gà đã trưởng thành

Xử lý sốc phản vệ

Đây là trường hợp nguy hiểm nhất trong tất cả các biểu hiện phản ứng với vacxin ở gà, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phản ứng này thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi tiêm, vì vậy trong khoảng thời gian này cần phải theo dõi gà cẩn thận.

Các biểu hiện cho thấy gà bị sốc phản vệ là: Thở gấp, đi lại lảo đảo, đứng không vững, mạch đập nhanh, huyết áp tụt, mắt đờ đẫn. Chuyển nặng có thể có rút các các cơ, nghiến răng, sùi bọt mép, lông dựng, nôn mửa. Đây đều là triệu chứng cho thấy gà bị suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, có thể tử vong rất nhanh nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.

Trong trường hợp này các bạn cần xử lý như sau: Đưa gà vào nơi râm mát, thoáng đãng, không nên tập trung đông làm gà hoảng sợ cũng như bí bạch, không có khí thở. Tiêm Adrenalin vào tĩnh mạch với liều lượng theo cân nặng và theo hướng dẫn sử dụng. Khi gà hồi lại mới cho uống trợ lực như Vitamin, glucose,..

Trên đây là các bước hướng dẫn tiêm cho gà chọi cụ thể nhất đã được Goal123 tổng hợp từ các chuyên gia thú ý. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng, tốt nhất là nên kết hợp với việc học thực tế trước khi thực hành trên gà. Để quá trình tiêm cho gà chọi được đảm bảo an toàn và có hiệu quả.

Rate this post

Leave a Reply